Xu hướng thu hút dòng vốn FDI mới để có vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.
KBank hiện có một văn phòng đại diện tại Hà Nội và chi nhánh tại TP.HCM. Ngân hàng Thái với tổng tài sản khoảng 120 tỉ USD đánh giá Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Năm 2023, chi nhánh KBank đã nâng vốn điều lệ từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD. Dự kiến, trong giai đoạn 2023-2027, ngân hàng này sẽ rót khoảng 1 tỉ USD vào thị trường Việt Nam.Điểm đến tiềm năng
Nói tới kinh tế Việt Nam, ông Chat Luangarpa, Phó Chủ tịch Điều hành KBank, đưa ra 3 khía cạnh ở góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài. Thứ nhất là yếu tố tăng trưởng và tiềm năng thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hỗ trợ nhờ lực lượng lao động có tay nghề, nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng và các hiệp định thương mại thuận lợi đã giúp Việt Nam tiến vào sân chơi toàn cầu. Thứ 2 là yếu tố kết nối. Vị trí chiến lược của Việt Nam và các khoản đầu tư liên tục vào vận tải, hậu cần và công nghệ giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn về thương mại, đầu tư. Thứ 3 là môi trường kinh doanh và đổi mới. Việt Nam có môi trường thân thiện với doanh nghiệp cũng như chú trọng vào đổi mới. Trong hoạt động bán lẻ, hơn 10 năm qua, AEON cũng đã rót trên 1,5 tỉ USD vào thị trường Việt Nam và liên tục ra mắt các trung tâm thương mại, điểm kinh doanh mới. Ngay trong tháng 9/2024, tập đoàn bán lẻ Nhật mở trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung, đặt tại thành phố Huế và trung tâm mua sắm tại Tạ Quang Bửu (quận 8, TP.HCM). Trước đó là một siêu thị được khai trương ở quận 7 hồi tháng 4. Chia sẻ với Tạp chí NCĐT về chiến lược lâu dài, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc AEON Việt Nam, cho biết Việt Nam sở hữu các yếu tố thuận lợi để tăng trưởng trong dài hạn và phát triển tốt hơn một số quốc gia ở khu vực châu Á. Cụ thể, Việt Nam có sự ổn định về chính trị, mức lạm phát thấp, lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công cạnh tranh, môi trường đầu tư thân thiện… Do đó, tập đoàn này xác định, Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2 bên cạnh Nhật trong chiến lược nhiều năm. AEON sẽ tăng dần số lượng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của tập đoàn Nhật, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó tạo bàn đạp xuất khẩu ra thế giới.![]() |
Thời điểm chuyển đổi
Cũng theo HSBC, sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc Chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới. Bên cạnh mở rộng, nâng cao giáo dục nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia, HSBC khuyến nghị Nhà nước cần thêm nhiều sáng kiến khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài vào nền kinh tế trong nước, có thể giúp tăng lợi ích của dòng vốn FDI vào các lĩnh vực ngày càng phức tạp. Trong đó, xu thế mới trên thế giới hiện nay là thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi có giá trị gia tăng lớn hoặc nâng cao vị thế quốc gia (điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…); phát triển bền vững (công nghiệp hydrogen xanh, phương tiện giao thông sử dụng điện…). Hiện nay, nhiều quốc gia đang chạy đua quyết liệt, thiết kế chính sách riêng để theo kịp xu thế trên. Các quốc gia đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đa dạng; áp dụng song song cả ưu đãi đầu tư đa dạng; áp dụng song song cả ưu đãi về thu nhập (miễn, giảm thuế) và ưu đãi về chi phí (hỗ trợ bằng tiền, trợ cấp đầu tư), tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT, cho rằng để đón dòng vốn FDI, các công nghệ, tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất cần sớm điều chỉnh theo yêu cầu “xanh hóa” của nền kinh tế toàn cầu. “Nếu không sớm xanh hóa quy trình sản xuất, hàng hóa từ Việt Nam sẽ không đủ điều kiện bán vào các quốc gia phát triển, từ đó ảnh hưởng tới dòng vốn FDI”, ông Trung nói.![]() |
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán♕, kiến thức Doanh Nghiệp 💟tại Fanpage.
Theo dõi
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>
Rate this post